5 bí quyết dạy con thông minh vượt trội từ nhỏ

Mọi cha mẹ đều mong muốn con sau này có được những phẩm chất của một thiên tài, giờ đây đó không còn là điều khó nếu giáo dục bé ngay từ khi sinh ra.

Não bộ bị bắt phải làm việc ngay từ thời điểm này sẽ giúp cho các khớp thần kinh tăng lên và hình thành các mạch thần kinh-  một trong những yếu tố giúp bé thông minh  hơn ngay từ nhỏ. Vì vậy, ngay sau khi được “lên chức”,  hãy tìm hiểu ngay các bí quyết dạy con thông minh hơn.

Dưới đây là 5 bí quyết dạy con thông minh vượt trội mà các bậc cha mẹ nên biết

Học không ngừng

Nhà tâm lý học nổi tiếng Ivan Petrovich Pavlov đã nói: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất hai ngày”. Do đó, hãy kích thích năm giác quan của trẻ ngay từ khi trẻ được sinh ra thông qua các trò chơi, những vật thể hình khối, âm thanh kích thích trí tò mò của trẻ. Việc này cần làm hàng ngày và phải tạo ra các kích thích phù hợp qua từng thời kì. Các phương pháp có thể áp dụng như:

- Giáo dục qua thị giác: Dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ quan sát bằng cách dán hoặc treo những bức tranh, ảnh đẹp, đồ vật nhiều màu sắc, thu hút sự chú ý của trẻ.

- Giáo dục qua thính giác: Kể chuyện, cho bé nghe nhạc, hát ru bé ngủ.

- Giáo dục qua hành vi: Tập cho bé cử động chân tay hoặc múa những động tác đơn giản, kết hợp với kỹ năng giáo dục qua thị giác và thính giác. Cần tác động để trẻ không chỉ hiểu mà phải thực hiện theo.

Từng chút một

Cho bé học không ngừng nhưng phải kiên trì từng chút một, trong trường hợp này, “chậm sẽ chắc”. Đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu trẻ mà quên mất giới hạn chịu đựng của trẻ sẽ khiến trẻ bị áp lực và không còn hứng thú khám phá kiến thức nữa.

Quan sát và điều chỉnh đúng lúc

Những dấu hiệu thay đổi của con người rõ rệt nhất là thời kì 0-12 tháng tuổi, do đó, cha mẹ cũng cần phải quan sát để kịp thời điều chỉnh việc giáo dục sao cho phù hợp với trẻ.

Không "Đứng núi này trông núi nọ"

Sẽ thật sai lầm nếu đem con ra để so sánh với những đứa trẻ cùng lứa khác, vì điều đó có thể khiến trẻ hình thành thói “tự mãn” (nếu trẻ được khen), hay “tự ti” (nếu trẻ bị chê). Hãy nên dừng ở việc kiểm tra (sờ, nắn, quan sát) cơ thể bé và xem xét thật kĩ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và kịp thời điều chỉnh.

 

Coi trọng sức khỏe

Sự phát triển của trẻ là một quá trình không ngừng nghỉ, do đó, cần làm song song việc giáo dục với chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bởi trẻ chỉ thực sự tích lũy được nhiều kiến thức nếu có một cơ thể khỏe mạnh và một bộ não được chăm sóc tốt. Hãy nhớ, sức khỏe là yếu tố tối quan trọng đối với bé.

Chăm sóc trẻ luôn là vấn đề khiến bạn lo lắng, và đó cũng là cách bạn thể hiện tình yêu thương với trẻ. Nhưng cũng đừng nên lo lắng quá nếu thấy bé nhà mình cân nặng hơi ít so với tiêu chuẩn, hay không vận động theo đúng độ tuổi nhé, vì nếu bé vẫn lanh lẹ, khỏe mạnh có nghĩa là bạn vẫn chăm con đúng cách.

(Cờ thông Minh)

Tư vấn lớp học

 

Tel: 024.39.12.12.12
Mobi: 091.202.3355

Trực tuyến

Đang online: 27

Hôm nay: 104

Tuần này: 448

Tháng này: 7146

Tất cả: 999516