Dạy con thông minh: Nên bắt đầu từ đâu?


Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng 3 năm đầu đời, não bộ có mật độ liên kết dày đặc nhất. Do vậy, các bậc cha mẹ muốn trẻ thông minh cần tận dụng triệt để thời điểm này

Từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn não bộ phát triển mạnh mẽ nhất:

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng 3 năm đầu đời não bộ có mật độ liên kết dày đặc nhất. Tiếp theo là giai đoạn 3-6 tuổi. Sau khi các liên kết tế bào não được hình thành, sẽ có một thời điểm ''đỉnh cao'' rồi bắt đầu suy giảm khi bước vào thời niên thiếu và tiếp tục suy giảm sau đó. Mỗi  phần khác nhau của bộ não trải qua các bước hình thành, phát triển, đỉnh cao và suy giảm tại những thời điểm khác nhau. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải tạo ra nhiều kích thích có lợi để não trẻ phát triển trong thời kỳ vàng này.

Giai đoạn 0 đến 3 tuổi là khoảng thời gian não bộ phát triển mạnh mẽ nhất

Khả năng học tất cả các ngôn ngữ trên thế giới:

Có một sự thật không phải ai cũng biết là trẻ ngay khi mới sinh đã có khả năng học không chỉ tiếng mẹ đẻ mà tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Đặc biệt, chúng có thể phân biệt được các âm và ngữ điệu khác nhau của tất cả các thứ tiếng. Chính vì khả năng "siêu phàm" này mà nhà nghiên cứu Patricia Kuhl thuộc Đại học Washington đã ví von trẻ sơ sinh là ‘những công dân toàn cầu.

Nuôi dạy trẻ ở giai đoạn nào là tốt nhất?

Dù mật độ liên kết não bộ dày đặc nhất vào 3 năm đầu đời, nhưng điều này không có nghĩa là khả năng của não bộ là lớn nhất vào thời điểm này. Phần nhiều việc học tập được kéo dài sau 3 năm đầu đời. Não bộ vẫn tiếp tục hoàn thiện và trưởng thành ở độ tuổi thanh niên. Não bộ rất linh hoạt và có tính thích ứng cao, dù rằng khả năng thích ứng còn phải phụ thuộc vào độ tuổi và hoàn cảnh.

Dấu hiệu đơn giản nhận biết trẻ sơ sinh thông minh:

Phần nhiều trẻ ngủ ít (vẫn khỏe mạnh) sẽ sớm tỏ ra hiểu biết nhanh hơn trẻ ngủ li bì, ngủ nhiều. Đây chính là biểu hiện đầu tiên về sự thông minh sau này. Ngoài ra, cũng có một số 'tín hiệu' trẻ thông minh hơn người khác.

Khả năng tập trung của trẻ thường kémNão bộ trẻ nhỏ có nhiều kết nối thần kinh hơn người trưởng thành, tuy nhiên, có rất ít chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Chính vì lý do này, khả năng nhận thức đối với một vấn đề sẽ bị khuếch tán.

Điều này lý giải tạo sao trẻ thường tỏ ra lơ đễnh và kém tập trung vào lời nói hay yêu cầu của cha mẹ. GS Gopnik ví nhận thức của trẻ như ánh đèn sáng lan tỏa khắp căn phòng, trong khi người trưởng thành biết cách nắm bắt vấn đề cốt lõi – như ánh đèn flash của máy chụp hình – chỉ tập trung vào chi tiết đặc biệt và bỏ qua ngoại cảnh.

Cờ Thông minh

 

Tư vấn lớp học

 

Tel: 024.39.12.12.12
Mobi: 091.202.3355

Trực tuyến

Đang online: 8

Hôm nay: 174

Tuần này: 1886

Tháng này: 7265

Tất cả: 1011790