Phát triển trí thông minh cho trẻ thông qua rèn luyện kỹ năng tư duy


Trí thông minh là một khả năng, tư duy là một kỹ năng để vận dụng khả năng đó. "Tư duy vận hành bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển"

Được mệnh danh là cha đẻ của "Tư duy về tư duy" (Thinking on Thinking) và là nhà khoa học bậc thầy về tư duy, nổi tiếng với quyển "Sáu chiếc nón tư duy" cùng hơn 62 đầu sách về tư duy, giáo sư Edward de Bono đã nhận định: "Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển".

Mối quan hệ giữa trí thông minh và kỹ năng tư duy cũng giống như mối liên hệ giữa chiếc xe hơi và người lái xe. Chỉ có tay lái thiện nghệ mới tận dụng hết công năng của chiếc xe. Vì thế, chỉ có người có khả năng tư duy tốt thì mới khai thác hết tài sản quý giá nhất của mình, đó là trí thông minh. Edward de Bono cho rằng: "Thông minh là một khả năng, tư duy là một kỹ năng để vận dụng khả năng đó". 

Muốn được như vậy, học sinh nên rèn luyện các kỹ thuật tư duy bậc cao sau đây:

Xử lý thông tin:

Tìm những thông tin có liên quan, sắp xếp - phân loại - xâu chuỗi thông tin, so sánh - tương phản thông tin, nhận diện và phân tích mối liên hệ.

Lập luận:

Đưa ra lý giải cho ý kiến - hành động, suy luận, suy diễn, phán đoán - ra quyết định, sử dụng chính xác ngôn ngữ để lập luận.

Đặt câu hỏi:

Đưa ra những câu hỏi định hướng; lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu; dự đoán kết quả; tiên liệu hậu quả; rút ra kết luận

Tư duy sáng tạo:

Đưa ra ý tưởng mới, xây dựng ý tưởng, lập giả định, tưởng tượng; tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo.

Đánh giá vấn đề:

Xây dựng tiêu chí đánh giá, áp dụng tiêu chí đánh giá, đánh giá giá trị của thông tin và ý tưởng.

Nhiều người nhầm trí thông minh và kỹ năng tư duy là một và dẫn đến kết luận sai như sau: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi; bạn càng hiểu biết rộng thì bạn càng khôn ngoan; trẻ thông minh không cần kỹ năng tư duy.

Suy nghĩ là một kỹ năng mà ngay cả một bộ não tuyệt vời cũng trở nên lãng phí nếu thiếu kỹ năng tư duy. Đa số chúng ta đều có chung suy nghĩ là một ai đó được coi là "thiên tài" hay "xuất chúng" thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn "thần đồng" như: thông minh, học hành giỏi giang...

Nhưng với ba trong số các nhà thiên tài tư duy của mọi thời đại: Newton, Darwin, Eisntein thì hoàn toàn không hẳn chỉ có "bộ não xuất chúng" mà "một cái đầu lúc nào cũng đầy ắp câu hỏi", cốt lõi của tư duy bậc cao (High-order thinking). Óc tò mò, ham học hỏi, sự đam mê và kiên nhẫn đã đưa họ đến với những thành tựu làm thay đổi triệt để lối tư duy trong khoa học.

Tư vấn lớp học

 

Tel: 024.39.12.12.12
Mobi: 091.202.3355

Trực tuyến

Đang online: 20

Hôm nay: 2

Tuần này: 481

Tháng này: 710

Tất cả: 1119706