Cờ vua thời công nghệ, cuộc đối đầu giữa các thế hệ


Trong lịch sử Cờ vua thế giới hiện đại, mỗi thời kỳ lại sản sinh ra một thế hệ kỳ thủ tài năng làm mưa làm gió trên đấu trường. Ngày nay là sự lên ngôi của cờ vua công nghệ

Những năm 1980-1990 là thời kỳ ngự trị của bộ đôi huyền thoại Karpov và Kasparov. Phải đến năm 1996, khi vua cờ Garry Kasparov bị “quái vật” Deep Blue II đánh bại, thì lúc đó máy tính mới kết thúc được kỷ nguyên thống trị của con người. Trên nền tảng Windows mà Microsoft không ngừng nâng cấp, phát triển, sức mạnh xử lý của máy tính đã thay đổi chóng mặt với các chip vi xử lý siêu phận luồng, 2 nhân, 4 nhân rồi core i3, core i5, core i7 như ngày nay

Việc này đã giúp cho các kỳ thủ trẻ có một bước nhảy vọt về trình độ khi sử dụng máy tính như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phân tích ván đấu, phân tích đấu thủ hay chuẩn bị khai cuộc cho các trận đánh. Những kỳ thủ thuộc thế hệ cũ ít tiếp thu công nghệ đã nhanh chóng bị bỏ lại chỉ trong vài năm. Điển hình là cuộc lật đổ ngoạn mục của M.Carlsen trước V.Anand. Sự khác biệt trong các loại vũ khí khai cuộc mới đã làm các thế hệ cũ choáng váng và những quy tắc cũ dường như đã không theo kịp với thực tế

Thế hệ các kỳ thủ sinh năm 1975 trở về trước là những người khai phá phương pháp chuẩn bị khai cuộc cổ điển, và có những sáng tạo trong lý thuyết cờ vua. Nhiều người trong số họ vẫn ở đỉnh cao của thế giới. Có thể kể đến như Viswanathan Anand (1969) – Elo 2797, Veselin Topalov (1975) – Elo 2800, Vladimir Kramnik (1975) – Elo 2783, Gelfan Boris (1968) - Elo 2747, Michael Adams (1971) – Elo 2738, Vassily Ivanchuk (1969) – Elo 2731 hay Peter Svider (1976) - Elo 2739. Ở những kỳ thủ này, họ vẫn bảo tồn những tinh hoa của thế hệ trước, vẫn phát huy tính sáng tạo đồng thời sử dụng công nghệ điện toán đám mây hỗ trợ để tránh bị tụt hậu so với thế hệ đàn em

Thế hệ các kỳ thủ sinh năm 1976-1989 chứng kiến sự bứt phá của từng kỳ thủ trong từng giai đoạn. Những năm muộn thập niên 90 là sự xuất sắc của Etienne Bacrot, năm 2000 là A.Grischuk, Ponomariov nổi lên vào năm 2001 và cuối cùng là Levon Aronian vào năm 2006. Trung Quốc nổi lên như một cường quốc cờ vua khi có nhiều siêu đại kiện tướng thuộc thế hệ này (Li Chao B 2728, Wang Yue 2726, Wang Hao 2713, Bu Xiangzhi 2681 hay Ni Hua 2704). Những kỳ thủ của thế hệ này dù rất tài năng song vẫn chưa thể tạo nên một cuộc cách mạng lật đổ những tượng đài như Anand, Topalov hay Kramnik để mang về danh hiệu World Champion tiêu chuẩn.

Thế giới phải chờ đến thế hệ những kỳ thủ 1990 với sức trẻ và công nghệ mới có thể lật đổ những tượng đài kỳ cựu trong làng cờ. Với sự hiện diện của Magnus Carlsen (1990) - Elo 2865, Fabiano Caruana (1992) – Elo 2811, Anish Giri (1994) - Elo 2797, So Wesley (1993) Elo - 2788, Vachier-Lagrave (1990) - Elo 2775…và vô số tài năng khác. Ở họ là sự kết hợp của thực tiễn với sự quyết đoán, máy tính và các phương pháp cổ điển, sức bền và sự tập trung tuyệt vời trong từng ván đấu. Ở họ là Skype hỗ trợ cho việc trao đổi qua mạng, Facebook – twitter giúp tương tác qua mạng. hay torrents giúp tải tài liệu cờ vua.

Với thời đại công nghệ thay đổi đến chóng mặt, liệu thế hệ của Tablet, của Smart phone có sản sinh ra những nhân vật kiệt xuất để lật đổ Magnus Carlsen trong thời gian tới? Chúng ta hãy chờ câu trả lời

Cờ Thông Minh

Tư vấn lớp học

 

Tel: 024.39.12.12.12
Mobi: 091.202.3355

Trực tuyến

Đang online: 9

Hôm nay: 30

Tuần này: 1399

Tháng này: 6778

Tất cả: 1011303