Khả năng phát triển tư duy của trẻ qua chơi Cờ Vua

10
Trên thế giới, Cờ vua được biết đến như là một môn thể thao trí tuệ số 1 hiện nay. Chơi Cờ Vua thực chất là cuộc đấu trí giữa hai đấu thủ trên phạm vi 64 ô cờ, mỗi đấu thủ điều khiển một "vương quốc thu nhỏ".

Trong quá trình thi đấu, hai đấu thủ không chỉ đua tranh với nhau về năng lực thi đấu (sự chuẩn bị thể lực, chiến thuật, chiến lược và tâm lý thi đấu), mà còn là sự đấu trí quyết liệt về năng lực tính toán, phán đoán sự đáp trả của đối phương sau mỗi nước cờ.

Vì là là một môn thể thao trí tuệ, nên lượng vận động chủ yếu là lượng vận động tâm lý tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người chơi cờ, cho thấy sự tác động rõ nét của môn cờ vua đến năng lực trí tuệ nói riêng (đặc biệt là năng lực tư duy) và các năng lực tâm lý nói chung.
Chơi Cờ Vua bao gồm đấu trí, tư duy, tâm lý và thể lực giữa hai đấu thủ

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương - Trưởng Khoa Cờ thuộc trường Đại học thể dục thể thao trung ương 1 thì cấu trúc năng lực tư duy trong Cờ vua bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm năng lực tư duy logic;
- Nhóm năng lực tư duy khái quát;
- Nhóm năng lực chuyển đổi tư duy ngôn ngữ;
- Nhóm năng lực tư duy sáng tạo.
Đối với trẻ em, trong quá trình học Cờ Vua, chơi Cờ Vua, khả năng tư duy và trực giác của trẻ được phát triển, trí nhớ trở nên linh hoạt hơn, bền vững hơn và dung lượng ghi nhớ lớn hơn. Khả năng tập trung chú ý được phát triển và hoàn thiện theo thời gian. Cờ vua giúp đẩy mạnh việc tập trung suy nghĩ, khả năng lựa chọn quyết định, góp phần tạo nên ý chí, tính quyết đoán và độ ổn định về cảm xúc. Vì vậy, việc dạy học có định hướng đối với người học chơi cờ sẽ cho phép phát triển các nhóm năng lực tư duy trên một cách có chủ đích, giúp phát triển tư duy người học.

Kasparov-DeepBlueHuyền thoại Garry Kasparov thi đấu cùng siêu máy tính DEEPBUE của IBM

Cờ vua không chỉ có tác dụng phát triển tốt về mặt tư duy đối với trẻ em mà nó cũng có những tác dụng tương tự đối với đối tượng là học sinh trung học, sinh viên và thậm chí là người trưởng thành. Một nghiên cứu Zaire do Tiến sĩ Albert Frank thực hiện đối với lứa tuổi 16-18, đối tượng lấy mẫu bao gồm 92 sinh viên đến từ các trường đại học ở miền Đông nước Mỹ. Các Sinh viên được chia làm hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (nhóm thực nghiệm được học Cờ Vua). Sau một thời gian, nhóm thực nghiệm cho thấy một tiến bộ đáng kể về tư duy khái quát (định hướng không gian) và tư duy ngôn ngữ so với nhóm đối chứng Những tiến bộ này không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ kỹ năng chơi cờ mà sinh viên đó đạt được vào cuối khóa học.
Một nghiên cứu khác vào năm 1977-1979 tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong của Tiến sĩ Fung Yee Wang trên các học sinh trung học cũng cho thấy các học sinh chơi cờ vua có một sự cải thiện đáng kể điểm thi trong các môn khoa học và toán học (khoảng15%).
Từ những phân tích trên cho thấy cờ vua là một môn thể thao có tác dụng rất tốt trong việc phát triển các năng lực tư duy và năng lực tâm lý của người học, bổ trợ cho khả năng học các môn khoa học tự nhiên cho các học sinh ở mọi lứa tuổi.

Th.s Hoàng Thị Út

Tư vấn lớp học

 

Tel: 024.39.12.12.12
Mobi: 091.202.3355

Trực tuyến

Đang online: 44

Hôm nay: 211

Tuần này: 928

Tháng này: 6025

Tất cả: 1091901